Nhưng việc không quy định bắt buộc giao dịch bất động sản qua sàn theo Bộ Xây dựng sẽ đẩy khách hàng vào tình thế phải tự mình kiểm chứng chất lượng, pháp lý, giá cả của bất động sản mà họ định mua, trong khi hầu hết khách hàng không có khả năng làm điều này.
Cũng theo Bộ, với phương án này, Nhà nước sẽ thiếu công cụ để quản lý, kiểm soát được dữ liệu thông tin thị trường bởi nhiều chủ đầu tư, sàn giao dịch không báo cáo số liệu hoặc báo cáo không đầy đủ, sai thực tế.
Điều này dẫn tới những hệ lụy như thất thu thuế, khó kiểm soát rửa tiền, thiếu dữ liệu thị trường, khó điều tiết kịp thời thị trường.
Còn với phương án 2,quy định bắt buộc mua bán, giao dịch bất động sản phải thực hiện qua sàn, Bộ Xây dựng cho rằng việc giao dịch bất động sản qua sàn sẽ bảo vệ lợi ích chính đáng các bên.
Lý giải cụ thể hơn, Bộ Xây dựng chỉ ra 8 lý do nên quy định bắt buộc giao dịch bất động sản qua sàn.
Đó là việc giao dịch qua sàn đã được thể chế hóa trong Nghị quyết 18 của Ban chấp hành Trung ương khoá XIII.
Đảm bảo sự đồng bộ của hệ thống pháp luật, hoàn thiện cơ chế phòng, chống rửa tiền.
Bên cạnh đó, minh bạch hóa thị trường, chống được "lợi ích nhóm" trong trường hợp chủ đầu tư cố tình bắt tay sàn giao dịch, người mua nhà đất thực hiện giao dịch ngầm nhằm trốn thuế, ôm hàng, tăng giá bán làm lũng đoạn thị trường.
Ngoài ra, theo Bộ Xây dựng, các giao dịch bất động sản hình thành trong tương lai có nhiều đặc thù, khách hàng là người dễ chịu rủi ro nên cần thiết quy định bất động sản phải giao dịch qua sàn để ràng buộc trách nhiệm các sàn trong thẩm định, thẩm tra tính pháp lý của dự án, niêm yết và công bố giao dịch, bảo đảm công khai, minh bạch, ngăn chặn các hành vi lừa đảo trong giao dịch bất động sản.
Đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, tạo kênh thông tin an toàn về bất động sản, giúp người dân không mua nhầm dự án ma, dự án không đủ pháp lý.
Chống thất thu thuế, Nhà nước có công cụ quản lý thông tin về thị trường bất động sản, giúp thị trường phát triển lành mạnh.
Thiết lập môi trường đầu tư kinh doanh bất động sản lành mạnh, minh bạch.
Nhà nước có được thông tin thị trường bất động sản, từ đó đưa ra các chính sách điều tiết thị trường kịp thời.
Quy định bắt buộc giao dịch qua sàn theo Bộ Xây dựng sẽ không làm gia tăng chi phí bất hợp lý cho chủ đầu tư hoặc tăng giá bán bất động sản.
Phương án này, Bộ Xây dựng cũng bổ sung, chỉnh lý trong đó quy định cụ thể các giao dịch bất động sản qua sàn giao dịch.
Dự thảo cũng bổ sung các quy định liên quan tới sàn giao dịch nhằm đảm bảo việc giao dịch qua sàn được công khai, minh bạch bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các bên.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đạo Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan, nghiên cứu thành lập sàn giao dịch bất động sản.
Thủ tướng cũng có ý kiến chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan nghiên cứu thành lập sàn giao dịch quyền sử dụng đất.
" alt=""/>Bộ Xây dựng nêu loạt lý do nên bắt buộc giao dịch bất động sản qua sànTheo tìm hiểu, dự án khu nhà ở Tân Phước (khu quy hoạch phân lô Tân Phước) có quy mô khoảng 1,7 ha, với tổng vốn do Công ty địa ốc Vạn Tín Phát đề xuất là hơn 97 tỷ đồng (chưa bao gồm giá trị đất đầu tư vào dự án). Tháng 1/2019, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chấp thuận chủ trương cho Công ty địa ốc Vạn Tín Phát lập thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất của các cá nhân để thực hiện dự án.
Quy mô dự án có tổng số 100 căn nhà ở liên kế, cao 3 - 4 tầng, quy mô dân số dự kiến khoảng 400 người. Mục tiêu dự án là đầu tư xây dựng đồng bộ khu nhà ở cùng với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội theo quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/2000 được duyệt. Đồng thời đáp ứng cho các đối tượng có nhu cầu về nhà ở trên địa bàn thị xã Phú Mỹ và khu vực lân cận khác nhằm cụ thể hóa chương trình phát triển nhà ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Tiến độ thực hiện dự án dự kiến khoảng 18 tháng, tính từ thời điểm được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chấp thuận chủ trương vào tháng 11/2021. Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư nêu rõ yêu cầu nhà đầu tư chỉ được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền khi đáp ứng được các điều kiện quy định pháp luật…
Tuy nhiên, ngay từ tháng 3/2019, thông qua đơn vị phân phối, đất nền tại dự án Tân Phước được chào bán rầm rộ, thậm chí chủ đầu tư còn cam kết hoàn thành dự án vào tháng 12/2019, giao nền cho khách hàng vào quý 1/2020. Tin lời, nhiều khách hàng xuống tiền mua đất.
Sau khi ký hợp đồng, khách hàng chuyển tiền theo từng đợt và hầu hết đã đóng 60 - 90% giá trị hợp đồng. Công ty Vạn Tín Phát triển khai làm đường, hệ thống thoát nước, vỉa hè... Tuy nhiên, từ khoảng tháng 12/2019 thì dừng lại thi công.
Trong khi đó, dự án khu nhà ở Phước Hòa mở rộng do Công ty Vạn Tín Phát làm chủ đầu tư với thửa đất triển khai dự án do ông P.G.T. đứng tên chủ sử dụng, hiện đang thế chấp tại ngân hàng và toà án đang thụ lý giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng.
" alt=""/>Công an tìm khách hàng mua đất nền dự án của Công ty địa ốc Vạn Tín PhátTheo quy chế hoạt động, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh với nòng cốt là các tổ chức khoa học công nghệ và các doanh nghiệp tham gia vào đầu tư nghiên cứu, phát triển công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp; tiếp nhận chuyển giao, ứng dụng công nghệ cao để sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp có năng suất chất lượng và giá trị gia tăng cao.
Xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để nhân rộng vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh Quảng Ninh, vùng Trung du miền núi phía Bắc và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh là thực hiện các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm, trình diễn mô hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho tỉnh, vùng và cả nước.
Khu cũng có nhiệm vụ liên kết các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất sản phẩm ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp; tham gia đào tạo nhân lực công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp cho tỉnh, vùng và cả nước; tổ chức sự kiện, hội chợ, triển lãm, trình diễn công nghệ, sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Cùng với đó, thu hút nguồn đầu tư, nhân lực công nghệ cao trong và ngoài nước thực hiện hoạt động ứng dụng công nghệ cao trong khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh.
Tại quyết định thành lập, Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Quảng Ninh cập nhật tên và nhu cầu sử dụng đất của khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh vào quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất tỉnh 5 năm 2021 - 2025 và quy hoạch, kế hoạch có liên quan theo đúng quy định của pháp luật về đất đai và quy hoạch. Quản lý và sử dụng đất đai theo đúng quy định.
UBND tỉnh Quảng Ninh cũng chịu trách nhiệm quyết định tổ chức quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh đảm bảo nguyên tắc tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, không tăng đầu mối quản lý và phát sinh biên chế.
Ban hành cơ chế, chính sách thu hút đầu tư và phát triển khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Quảng Ninh theo đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật; chỉ đạo việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh...
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật và Thủ tướng Chính phủ về quản lý, tổ chức triển khai hoạt động của khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh, đảm bảo khu được quản lý, vận hành và hoạt động theo đúng mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ được quy định trong quy chế.
Chương trình chuyển đổi số quốc gia đã xác định nông nghiệp là 1 trong 8 lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số. Cụ thể, chuyển đổi số lĩnh vực này bao gồm việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng chú trọng nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế.